Lâm Đồng – mảnh đất trù phú mới của nước nhà có cả núi và biển, nơi đây trong tương lai dự kiến sẽ trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng cả nước. Lâm Đồng không chỉ được biết đến bởi những khu du lịch biển Ninh Thuận hay Đà Lạt mộng mơ,… mà còn bởi những làng nghề vô cùng nổi tiếng và đặc sắc, vừa mang đậm dấu ấn người Tây Nguyên miền núi, vừa pha chút mặn mà của người miền xuôi.
Mây tre Đan Trà là xưởng sản xuất nội thất và đồ trang trí thủ công được làm từ mây tre, gốm, thổ cẩm – những chất liệu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là nơi tạo ra các sản phẩm thủ công tinh xảo, Đan Trà còn là điểm kết nối giữa các làng nghề mây tre truyền thống tại khu vực Tây Nguyên góp phần gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa lâu đời.
Với giá trị cốt lõi là bảo tồn và phát triển mây tre đan, Đan Trà thường xuyên tổ chức các chuyến thăm và trải nghiệm làng nghề cùng với các nghệ nhân, từ đó tạo điều kiện để khách tham quan hiểu hơn về quy trình làm ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Ngoài ra, khi ghé thăm Đan Trà, du khách có thể tự tay làm cho mình những món đồ handmade từ mây tre đan hay thổ cẩm dân tộc qua các buổi workshop thú vị.
Không dưng lại ở đó, Đan Trà ghé thăm nhiều thôn làng có truyền thống đan mây tre, dệt thổ cẩm và kết nối các làng nghề lại với nhau, tạo việc làm đồng thời phát triển thành một đội ngũ sản xuất nội thất, hàng handmade, decor,... Phần vì muốn tạo việc làm cho người dân vùng sâu, phần vì lưu giữu bản sắc văn hóa dân tộc.
Đan Trà tổ chức nhiều chuyến đi ý nghĩa, tham gia nhiều chương trình, triển lãm để quảng bá hình ảnh mây tre đan, thổ cẩm đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước. Với sứ mệnh lưu giữu và phát triển không ngừng làng nghề truyền thống, Đan Trà đang đi đến những giá trị cốt lõi của làng nghề dân tộc.
Ở Di Linh, làng nghề đan lát gùi người đồng bào nằm ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc. Đây là khu vực sinh sống của người đồng bào K’Ho, một dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng. Với nguyên liệu chính là lồ ô, nứa, mây và dây mây, qua tay các nghệ nhân, chúng trở thành chiếc gùi với nhiều hoa văn ngang dọc chéo khác nhau.
Chiếc gùi của người đồng bào không chỉ là một vật dụng để đựng thóc gạo hay để mang theo lên nương, gùi củi mà còn được xem như một lễ vật để sơn nữ “bắt chồng” hoặc mừng mùa lúa mới. Chiếc gùi làm xong không sử dụng ngay mà được treo lên gác bếp, để khói bếp lửa bay lên và hun chiếc gùi thêm bền đẹp, chắc chắn.
Ngày nay, khi làng nghề đã được nhà nước công nhận là làng nghề truyền thống, người dân nơi đây đang gùi như một món hàng hóa trang chải cuộc sống, đồng thời kết hợp du lịch làng nghề để đan lát ngày càng có nhiều người biết đến.
Nằm ở Phường Cam Ly Đà Lạt, làng hoa Vạn Thành được hình thành vào những năm 1950, khi những người dân đầu tiên từ miền Bắc di cư đến Đà Lạt, mang theo nghề trồng trọt. Ban đầu, họ chủ yếu trồng rau màu để phục vụ nhu cầu địa phương, sau đó nhận thấy điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại hoa nên đã chuyển sang trồng hoa.
Làng hoa Vạn Thành hiện đang là một trong số các địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Đà Lạt – Lâm Đồng. Với diện tích rộng lới ( khoảng 200ha đất) , trồng vô số loài hoa đẹp như hoa hồng ( hồng phấn, hồng nhung, hồng ánh trăng,…) hoa cúc, hoa ly, cẩm tú cầu, lavender, cẩm chướng,… Du khách đến đây có thể chụp ảnh, cùng như tìm hiểu và hóa thân thành một người trồng hoa yêu nghề.
Làng hoa Vạn Thành vừa là một địa điểm du lịch nổi tiếng Đà Lạt, vừa là nơi lưu giữ và phát triển nghề trồng hoa của người địa phương, đòng thời cũng là nơi cung cấp hoa cho cả thành phố và cả nước.
Làng lụa tơ tằm Đông Anh, Đạ Rsal, Lâm Hà, Lâm Đồng, có lịch sử gắn liền với sự phát triển của ngành dệt lụa tơ tằm ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên. Làng nghề này đã có từ lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, và hiện đang nỗ lực khôi phục, phát triển để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống.
Do sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh của nhiều ngành kinh tế khác, làng lụa tơ tằm Đông Anh đã có lúc suy thoái, nhiều hộ gia đình bỏ nghề, nhưng ngày nay với sự nỗ lực của nhà nước cũng như người dân địa phương, làng nghề đang có những chuyển biến tốt và dự kiến sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch Đà Lạt – Lâm Hà.
Bor Neur C là làng dệt thổ cẩm nổi tiếng trong truyền thống của dân tộc K’Ho – Cill, K’Ho – Lạch ở xã Lát (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Sản phẩm thổ cẩm của người Cill, Lạch được xem là nét văn hóa dân gian truyền thống độc đáo còn tồn tại đến ngày nay ở chân núi Lang Biang huyền thoại.
Bnor C là một địa điểm đáng dừng chân cho những ai muốn tìm hiểu làng nghề dệt thổ cẩm hoặc muốn khám phá văn hóa, đặc điểm của làng nghề này. Từ những vật dụng thô sơ, qua tay nghề và tấm lòng yêu thiên nhiên con người, những nghệ nhân nơi đây đã dệt nên những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc rực rỡ. Từ đó ứng dụng chúng thành những chiếc túi, ví, băng đô,… Du khách có thể tham quan, tìm hiểu những giá trị văn hóa qua nghề dệt thổ cẩm đồng thời lưu giữ văn hóa bằng cách thử tự tay mình dệt nên nhiều hoa văn đầy màu sắc.
K’răng Gọ là tên một ngôi làng của người Chu Ru ở bên bờ sông Đa Nhim (xã Pró, huyện vùng với những sản phẩm tinh xảo của nghề làm gốm, làm bạc… Nhưng có thể nói nghề gốm mới đem lại sự thịnh vượng cho người dân Chu Ru tại huyện Đơn Dương.
Nghề làm gốm ở đây chủ chiếu là phụ nữ đảm nhiệm do cần sự khéo kéo, tỉm mỉ. Trải qua nhiều giai đoạn lấy đất, phơi đất, giã đất, sàng đất, nhào đất, làm gốm mộc, phơi khô và đem nung.
Sản phẩm gốm ở đây có tiếng kêu vang và trong trẻo nhờ đất K’ Răng Gọ. Ngày nay, gốm ở địa phương này được ưa chuộng vì mang nét độc đáo riêng, khác với các loại gốm khác trên thi trường nhờ công lao làm ra, chất liệu đất cũng như màu sắc và âm thanh độc đáo riêng biệt.
XQ Sử Quán, làng tranh thêu nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, không còn là cái tên xạ lạ với những ai đã từng đặt chân đến Đà Lạt. Dáng dấp XQ Sử Quán sừng sững tựa như ngôi làng Nhật Bản xưa cổ nằm lẳng lặng giữa thành phố ngàn hoa Đà Lạt trông thu hút vô cùng.
XQ đến nay đã có hơn 3.000 thợ thêu, trong đó có hơn 2.000 nghệ nhân và 6 công ty trực thuộc trong và ngoài nước. Tác phẩm "Khúc hát nguồn cội" của X-Q với kích thước 330 x 280cm do 9 nghệ nhân thêu trong suốt 235 ngày đã trở thành bức tranh thêu tay lớn nhất và ghi vào kỷ lục Việt Nam.
Đến XQ du khách có thể tham quan những bức tranh thêu tay tuyệt diệu, đồng thời có thể xem lối kiến trúc, bày trí đặc sắc tại đây. Đồng thời, nếu đi đúng dịp, du khách cũng có thể tham dự các chương trình biểu diễn do XQ tổ chức cùng người dân địa phương.
Nghề làm nước mắm không chỉ có mặt ở Phan Thiết mà còn xuất hiện ở nhiều nơi khác trên dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, lịch sử nước mắm Phan Thiết lại mang trong mình những dấu ấn đặc biệt, gắn liền với các thời kỳ lịch sử và những biến đổi của đất nước. Từ thời Chăm Pa đến thời các chúa Nguyễn, nghề làm nước mắm tại Phan Thiết đã phát triển mạnh mẽ và dần trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa địa phương.
Từ cá tươi đánh bắt trực tiếp ngoài khơi, đến quy trình ủ chượp - ủ cá và muối theo tỉ lệ nhất định trong thùng gỗ. Từ 12 đến 18 tháng, cá và muối sẽ trải qua quá trình lên men tự nhiên dưới sự tác động của nắng, gió và nhiệt độ. Quá trình này giúp cá phân hủy thành protein, chuyển hóa thành acid amin, tạo nên hương vị đậm đà và mùi thơm đặc trưng của nước mắm.
Trước sự cạnh tranh của thị trường và sự xuất hiện của nhiều loại nước mắm công nghiệp, làng nghề nước mắm truyền thống Phan Thiết vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, người dân và các doanh nghiệp tại đây đã và đang nỗ lực không ngừng để gìn giữu và phát triển nghề truyền thống này.
Dạo quanh một vòng làng nghề Phú Long vào buổi sáng sớm, không khó để bắt gặp hình ảnh những sân phơi trắng xóa bánh tráng trải dài trước hiên nhà. Mùi gạo mới, mùi khói bếp quyện trong nắng sớm tạo nên một bức tranh làng quê vừa yên bình vừa tràn đầy sức sống.
Bánh tráng Phú Long nổi tiếng nhờ được chế biến kỹ càng từ khâu chọn nguyên liệu, đến ngâm gạo, xay thành hỗn hợp bột, nấu trên bếp trấu lửa vừa và phải canh nắng phơi cho bánh ngon. Vị bánh mộc mạc, tươi sạch không pha lẫn với các vị khác, nhờ chất lượng truyền thống và vị ngon không đổi, bánh tráng Phú Long không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn được ưa chuộng trên toàn quốc.
Nằm nép mình sau thị trấn nhộn nhịp, làng Chăm Bình Đức ở xã Phan Hiệp -Bắc Bình tồn tại từ rất lâu đời. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị truyền thống của người Chăm, đặc biệt nhất là nghề làm gốm gọ.
Làng nghề làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức đã có từ lâu đời và gắn chặt với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán của người Chăm qua bao đời nay. Quy trình làm gốm của người Chăm Bình Đức từ khâu chế biến, pha trộn đất, nhào nặn sản phẩm, chỉnh hình, chà bóng cho đến khâu nung gốm, chế biến nước màu trang trí lên gốm sau khi nung… đến nay về cơ bản vẫn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật, phương thức theo lối thủ công truyền thống.
Nghề gốm gọ với những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời đã được công nhận là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể của đất nước. Đến với làng gốm, du khách có thể tham quan triển lãm, đồng thời có thể tìm hiểu về quy trình làm gốm truyền thống của dân tộc Chăm.
Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người đồng bào vùng Tây Nguyên là truyền thống nấu rượu cần. Mỗi dân tộc khác nhau khi nấu rượu sẽ tạo nên một hương vị khác, đó là điểm đặc trưng để tạo nên nét riêng của từng đồng bào thiểu số. Rượu cần của người dân tộc Mạ ở Dak Nia nổi tiếng vì vị ngon ngọt khó cưỡng và cả quy trình làm rượu hết sức độc đáo.
Để làm nên một ché rượu cần không có quá nhiều công đoạn khó khan, nhưng để ủ được một bình rượu ngon cần chú ý tỉ lệ các thành phần, đồng thời phải ủ bằng men của vỏ và rễ cây rừng thì mới cho ra vị rượu ngon.
Người dân tộc Mạ ở Dak Nia rất hiếu khách, rượu cần được dùng để uống vào những dịp lễ truyền thống của người đồng bào, vào dịp tết, hội hay khi đón khách quý, rượu ủ càng lâu càng được xem là rượu quý.