Sự kiện nhuộm chàm thủ công đã thu hút hàng trăm du khách trong và ngoài nước, góp phần đưa nghệ thuật dệt và nhuộm thổ cẩm K’Ho đến gần hơn với cộng đồng yêu thủ công, nghệ thuật và văn hóa xanh.
Workshop “Nhuộm chàm thủ công Đà Lạt” là hoạt động trải nghiệm văn hóa dành cho du khách yêu thích nghề thủ công và bản sắc dân tộc. Chương trình giới thiệu quy trình tạo ra một tấm vải thổ cẩm truyền thống của người K’Ho, từ khâu thu hoạch bông, kéo sợi, nhuộm màu từ nguyên liệu thiên nhiên đến dệt hoa văn đặc trưng.
Mỗi công đoạn đều gắn liền với đời sống thường nhật và tri thức bản địa của người dân vùng cao nguyên Lạc Dương, góp phần đưa văn hóa ra khỏi bảo tàng, hiện diện sống động qua bàn tay của chính người làm nghề.
Điểm nhấn của workshop là trải nghiệm nhuộm chàm truyền thống – một kỹ thuật nhuộm cổ xưa được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Du khách được trực tiếp quan sát và tham gia quá trình ủ màu từ vỏ cây chàm mèo, kết hợp cùng vỏ sò, muối, hạt bầu để tạo nên hỗn hợp nhuộm đặc biệt. Sau nhiều lần ngâm, vắt, phơi, sợi vải thành phẩm không chỉ có màu sắc bền đẹp mà còn mềm mại, thấm hút, thân thiện với làn da và môi trường – những yếu tố khiến thổ cẩm K’Ho trở thành chất liệu được các nhà thiết kế theo đuổi trong xu hướng thời trang bền vững.
Chị Bon Niêng K’Gút, một trong những nghệ nhân trẻ tiêu biểu, chia sẻ: “Chúng tôi vui vì du khách quan tâm đến văn hóa dân tộc mình. Qua workshop, chúng tôi hiểu thêm nhu cầu thị trường và có thể cải tiến mẫu mã sản phẩm thổ cẩm để phù hợp hơn với xu hướng hiện đại.”
Đặc biệt, hoạt động còn giúp kết nối nghệ nhân bản địa với khách hàng tiềm năng, mở ra cánh cửa mới cho sản phẩm thủ công địa phương phát triển theo hướng bền vững và sáng tạo.
Với chi phí tham gia thấp, du khách không chỉ được tham gia trải nghiệm đầy đủ các công đoạn nhuộm và dệt, họ được mang về một sản phẩm thủ công độc đáo do chính tay mình tạo ra, thưởng thức đặc sản địa phương, nghe kể chuyện văn hóa, và ghé thăm Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.
Chương trình đặc biệt phù hợp với:
Thông tin Workshop:
Thông qua hoạt động nhuộm chàm và dệt thổ cẩm, Mây tre Đan Trà mong muốn góp phần gìn giữ tri thức bản địa, trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số và quan trọng hơn hết là khơi dậy tình yêu với nghề thủ công. Đan Trà tin rằng: Mỗi sản phẩm thủ công là một lát cắt văn hóa sống động, càng đào sâu sẽ càng thấm đẫm.
Ngoài workshop thổ cẩm, trước đó Mây tre Đan Trà còn trực tiếp tổ chức buổi workshop đan mây và thành công trong 2 mùa: Xuân về đan mây và Hạ về đan mây. Bạn không muốn bỏ lỡ các buổi workshop thì theo dõi ngay Đan Trà để cập nhật những thông tin mới nhất về buổi đan mây tiếp theo. Hẹn gặp bạn trong những hành trình kế tiếp, Đan Trà sẽ cùng bước đi với bản sắc và sự sáng tạo.