Vải thổ cẩm và vải lanh là hai loại vải tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong trang trí nội thất mây tre. Với vẻ đẹp độc đáo, chất lượng vượt trội và tính nghệ thuật cao, thổ cẩm và vải lanh đã trở thành những nguyên liệu không thể thiếu trong việc tạo nên những không gian nội thất ấm cúng, gần gũi và đầy cá tính.
Vải lanh là một loại vải được dệt từ phần sợi từ phần vỏ và xơ của cây lanh tự nhiên. Cây lanh được biết đến là một loại cây trồng lấy sợi lâu đời, được trồng phổ biến ở các vùng khí hậu mát mẻ điển hình như vùng Sapa của Việt Nam. Sợi lanh được xử lý kỹ lưỡng sau đó qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân dệt thành những tấm vải lanh chất lượng. Vải lanh là loại vải có nhiều ưu điểm, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như may mặc, trang trí nội thất, sản xuất đồ gia dụng...
Vải lanh được phân loại theo nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là phân loại theo kỹ thuật dệt, độ dày mỏng của vải và kiểu dệt:
Vải lanh gấm hoa là loại vải lanh được dệt theo dệt theo kỹ thuật đặc biệt giúp tạo thành những hoa văn, hình thù đẹp mắt trên bề mặt vải. Nhờ vào họa tiết gấm hoa xinh đẹp mẫu vải lanh này thường được sử dụng để may áo quần, trang trí nội thất, hoặc sản xuất đồ gia dụng.
Vải lanh dệt thoi được dệt khá thưa tuy nhiên vẫn giữ được độ bền và tính thẩm mỹ cao. Mẫu vải lanh này có thể dễ dàng gặp ở những sản phẩm như khăn lau, khăn mặt, trang trí nội thất,...
Đây là mẫu vải phổ biến được sử dụng để may các sản phẩm chăn ga gối đệm, quần áo, gối tựa ghế, đệm ngồi,....Vải lanh đũi được dệt các sợi khít chặt lại với nhau những vẫn giữ được độ thoáng khí và mềm mịn.
Mẫu vải lanh lụa này là sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi lanh và lụa tơ tằm tạo nên những tấm vải vừa có tính mềm mại nhưng vẫn giữ đứng form sản phẩm. Đây là loại vải thường được dùng trong các trang phục truyền thống, gối nệm,....
Ưu điểm:
Sản phẩm có độ bền cao: Ít bị phai màu, co rút và không bị xù lông
Khả năng thấm hút tốt: Tạo cảm giác thoáng mát dễ chịu khi sử dụng.
Tính thẩm mỹ cao: Vải lanh có tính chất mịn màng và độ bóng cao tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
An toàn cho sức khỏe: Vải lanh được làm từ phương pháp tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
Đa dạng về mẫu mã: Vải lanh có đa dạng kiểu dáng và màu sắc giúp người dùng dễ dàng lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu của mình.
Nhược điểm:
Không có độ co giãn: Vải lanh gần như không có độ co giãn do đó bắt buộc người sử dụng phải chọn kỹ kích thước sản phẩm của sản phẩm vải lanh.
Phải được sử dụng và bảo quản đúng cách: Vải lanh là sản phẩm tự nhiên nên khi giặt bạn cần phải giặt nhẹ nhàng không dùng chất tẩy mạnh và phơi ở nơi thoáng gió không có gắt. Điều này sẽ giúp vải lanh sử dụng được lâu và không bị đứt, gãy vải.
Dễ bị nhăn: Vải lanh rất dễ bị nhăn, cần được là ủi thường xuyên để giữ nếp.
Thổ cẩm là một loại vải dệt thủ công truyền thống, được sản xuất bởi các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á. Sản phẩm thổ cẩm được sản xuất từ nguyên liệu cây tự nhiên như cây bông, cây gai và cây lanh. Qua bàn tay khéo léo của những người thợ làng nghề tạo ra những họa tiết thổ cẩm độc đáo và tính tế.
Nguồn gốc của thổ cẩm có thể truy ngược lại hàng nghìn năm trong lịch sử. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những kiểu thổ cẩm dân tộc riêng, phản ánh nét văn hóa và bản sắc độc đáo của họ. Qua thời gian, nghề dệt thổ cẩm đã được truyền từ đời này sang đời khác, giữ gìn và phát triển thành một di sản văn hóa quý báu.
Đồ thổ cẩm được làm bằng tay tỉ mỉ, kỳ công, sản phẩm thổ cẩm có tính độc đáo và sáng tạo, không chỉ để trang trí mà ý nghĩ của đồ thổ cẩm còn nói lên bản sắc giá trị văn hóa, tinh thần và lối sống của cộng đồng dân tộc như.
Thường được thiết kế dựa trên các yếu tố văn hóa và truyền thống đặc biệt của một khu vực hoặc dân tộc. Chúng có thể chứa đựng câu chuyện, hình ảnh và ký hiệu biểu thị cho lịch sử, tôn giáo, tâm linh và Việc sử dụng hoa văn thổ cẩm thường liên quan đến việc kính trọng và duy trì truyền thống thủ công của một dân tộc.
Đối với vải thổ cẩm của người H'Mông đặc trưng dễ nhận thấy nhất là trên bề mặt vải được dệt các kiểu hoa văn có hình chữ thập, chữ công và chữ đinh một cách liên tục kế tiếp và kết hợp một cách linh hoạt. Bên cạnh những hoa văn cơ bản thì vải còn được dệt các ô hình có dạng tam giác, quả trám hoặc tam giác và các đường viền hình gãy khúc.
Đặc trưng thổ cẩm dân tộc của người Dao là chuộng hoa văn đơn giản và trong quá trình dệt vải thì hoa văn sát hơn hẳn so với những vùng miền khác. Màu sắc chủ đạo họ sử dụng nhiều nhất là đen và đỏ.
Hoa văn thổ cẩm Ê Đê không có trong sách vở mà tùy theo suy nghĩ và sự sáng tạo của mỗi cá nhân mà mỗi hoa văn áo thổ cẩm dân tộc nam nữ sẽ khác nhau, nhìn trung họa tiết thổ cẩm dân tộc Ê Đê thường dùng những thứ gần gũi trong tự nhiên để đưa vào họa tiết trang phục, thường đó là các con vật như chim, rùa, thằn lằn, baba; các loại hoa lá, cây cối như dương xỉ, rau dớn, quả trám; hay những đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày như cối giã gạo, nhà sàn.
Trang phục thổ cẩm của người Tày được thiết kế theo hình quả trám có các đường viền xung quanh. Họ sử dụng hoa văn đơn màu trên nền vải.
Hoa văn vải thổ cẩm dân tộc Thái có thể nói là nổi bật nhất trong các dân tộc khi được dệt với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, đen, tím, trắng, xanh lá cây. Các họa tiết thổ cẩm dân tộc Thái thường thể hiện sự trường tồn của thiên nhiên, vũ trụ.
Bởi nguyên liệu chính để làm nên chất liệu thổ cẩm là bông và sợi lanh nên những người phụ nữ vùng cao phải trồng bông và lanh để thu hoạch sợi. Ngoài ra, họ còn khái thác những loài cây khác như cây sui ( vỏ cây sui ) để kéo thành sợi, tạo nên các sản phẩm phong phú khác nhau.
Sơ chế sợi bông
Tại các làng nghề dệt thổ cẩm sẽ các khu vực riêng để trồng cây bông, sau khi cây bông ra hoa sẽ được thu hoạch về cán bông và đem ra phơi nắng, bông sẽ được sơ chê theo những cách riêng để sợi bông được tơi, mảnh và trắng hơn.
Kéo sợi
Vò con cúi: Đây là một trong những bước quan trọng không thể thiếu khi dệt bông. Những nghệ nhân sẽ dùng que nhỏ hoặc một chiếc đũa tre dài khoảng 40 cm. Họ lấy một chút sợi bông rồi dùng que tre này lên trên và làm cho sợi bông cuộn chặt vào que. Đến khi kích thước lớn bằng ngón chân cái thì sẽ được gọi là một con cúi.
Kéo sợi: Sợi vải sẽ được kéo từ những con cúi này. Họ sẽ vừa kéo vừa cuộn sợi lại thành những ống chỉ. Độ dài khoảng tầm 15 cm sẽ dừng lại.
Xử lý sợi vải
Ngâm cháo vải: Sau khi đã kéo sợi, chúng tiếp tục được cho vào nước cháo để ngâm. Thông thường sợi sẽ được chia làm 2 phần. Một phần sẽ nhuộm trước khi dệt còn phàn còn lại thì sẽ dệt rồi nhuộm.
Nhuộm chỉ: Với những sợi chỉ được dùng để dệt những chi tiết hoa văn hay những chi tiết độc đáo thì sẽ được tách riêng để đem đi nhuộm màu. Thường cũng sẽ nhuộm bằng những loại cây tự nhiên như các loại lá hoặc thân cây hay hoa,...
Mắc khung cửi
Mắc vải: ở công đoạn này, những người thợ khéo léo và có kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm. Mắc vải sẽ cần nhiều người để hoàn thành. Một người sẽ giăng vải còn những người khác sẽ đánh vải bằng những chiếc lược to. Điều này làm cho vải không bị rối.
Lên khung cửi: Sau khi mắc vải xong, tiếp đến sẽ là đan co, sỏ khổ. Đây còn được gọi là quy trình gài hoa. Tùy theo mẫu vải thổ cẩm đã có sẵn, sau khi dệt lên thì tấm vải sẽ có hoa văn.
Thành phẩm
Dệt vải: Khi dệt cần ghi nhớ từng ống chỉ để dệt các hoa văn cho chính xác. Nếu dệt sai thì cần phải tháo ra dệt lại ngay.
Nhuộm vải: Sau khi dệt xong, bước cuối cùng sẽ là nhuộm vải. Thông thường vải thổ cẩm sẽ được nhuộm màu đen, nâu hoặc màu đỏ, xanh than.
Vải thổ cẩm có khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu khi mặc.
Vải thổ cẩm có độ mềm mại, mịn màng, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Vải thổ cẩm mang tính nghệ thuật cao, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Vải thổ cẩm là sản phẩm thủ công độc đáo, có giá trị lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ cao.
Nhược điểm của thổ cẩm:
Vải thổ cẩm có giá thành cao hơn so với vải công nghiệp.
Vải thổ cẩm dễ bị mục nát nếu giặt giũ vò quá mạnh tay hoặc dùng hóa chất mạnh.
Vải thổ cẩm rất dễ phai màu nếu không được bảo quản đúng cách.
Người K'Ho, một trong những dân tộc bản địa của Lâm Đồng, đã tồn tại và phát triển hàng ngàn năm giữa những dãy núi hùng vĩ và những khu rừng nguyên sinh. Dân tộc này được chia thành nhiều nhánh như Srê, Cii, Lạch, Nộp, Trin, Dòn, với mỗi nhánh mang những đặc trưng văn hóa riêng biệt. Người K'Ho chủ yếu sinh sống ở các huyện như Lạc Dương, nơi có nhiều cộng đồng dân tộc K'Ho, bao gồm các nhánh Cil, Lạch, Sre... Họ là những cư dân gắn bó mật thiết với thiên nhiên và đất đai, sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp.
Cuộc sống của người K'Ho gắn liền với việc canh tác nông nghiệp. Họ trồng cà phê, lúa, bông, nuôi gia súc, gia cầm, và nhiều cây trồng khác. Mỗi nhánh dân tộc K'Ho đều có những nghề truyền thống đặc sắc, như người Cil với nghề nhuộm và dệt thổ cẩm, đi rừng săn bắt, người Lạch lại nổi tiếng với nghề làm rượu cần và đan lát. Ngoài ra, người K'Ho còn có tín ngưỡng phong phú, tin vào sự tồn tại của các lực lượng siêu nhiên, như Yang (thần thánh) và cà (ma quỷ), mà họ tin rằng có thể chi phối cuộc sống của con người. Mặc dù hiện nay, đa số người K'Ho đã theo Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành, nhưng "Yang" trong ngôn ngữ của họ vẫn được coi là Chúa.
Hôn nhân trong cộng đồng người K'Ho theo chế độ mẫu hệ, nơi người con gái có quyền quyết định trong việc lựa chọn bạn đời, dù người con trai có thể chủ động làm quen trước. Ngoài ra, trong cộng đồng, mỗi thành viên đều phải gánh vác trách nhiệm bảo vệ sự bền vững của dòng họ, buôn làng, và duy trì sự hòa thuận, đoàn kết trong cộng đồng. Những luật tục, truyền thống này được tuân thủ một cách tự giác, và mỗi cá nhân đều phải tôn trọng ý kiến của người đứng đầu dòng họ hay già làng.
Nghề thổ cẩm hay nghề dệt thổ cẩm hiện nay đã trở thành một nghề mang tính truyền thống, được truyền từ đời này qua đời khác. Gọi là nghề vì nó là một lĩnh vực hoạt động lao động mà nhờ được đào tạo và thông qua đào tạo, con người có tri thức, kỹ năng để tạo ra các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu của xã hội. Đây cũng “là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra hình ảnh thổ cẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền”.
Một số làng nghề thêu, dệt thổ cẩm nổi tiếng trên nước ta phải kể đến, như: làng nghề của người Mông ở Sapa – Lào Cai, người Thái ở Điện Biên, người Thái ở Mường Lò của Yên Bái, người Dao tiền ở Cao Bằng, hợp tác xã dệt thổ cẩm tơng bông, làng nghề của người K’Ho huyên Lạc Dương (Lâm Đồng),..
Đặc biệt hơn và ít người biết đến: Tại làng Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Những cô gái Mạ lên 9, lên 10 tuổi đã được Bà, Mẹ truyền nghề, dạy cách dệt thổ cẩm. Để dệt nên tấm thổ cẩm đẹp mắt, người Mạ phải thực hiện rất nhiều công đoạn, từ trồng bông, xe sợi, nhuộm màu, lên khung rồi mới ngồi vào dệt.
Cây bông ở vùng người Mạ Lâm Đồng mỗi năm thu hoạch một lần. Còn khung dệt của bà con thì đơn giản hơn nhiều so với khung dệt của đồng bào Tây Nguyên, Tây Bắc.
Chỉ với một bộ khung gồm nhiều thanh gỗ và tre đơn sơ, gọn nhẹ nhưng người Mạ đã tạo nên những tấm thổ cẩm với những đường nét hoa văn sinh động, màu sắc bắt mắt.
Cách nhuộm màu cho sợi của người Mạ cũng rất công phu. Bà con phải vào tận rừng sâu tìm những cây lá, củ, quả có màu sắc đem về giã nhỏ hoặc mài bột để nhuộm sợi.
Màu sắc được bà con sử dụng nhiều trên tấm thổ cẩm là các màu đen, trắng, xanh, đỏ, nâu, vàng, trong đó, màu trắng là màu chủ đạo. Trên tấm thổ cẩm, bà con thường chọn dệt những hình thù đặc trưng của đồng bào như: cây cối, chim, muông thú, nhà sàn, cây nêu…
Ngày nay, dù chỉ màu công nghiệp đã trở nên phổ biến nhưng bà con vẫn giữ cách trồng bông, xe sợi, nhuộm màu và dệt hoa văn truyền thống của ông, bà để lại.
Trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm thổ cẩm và những loại vải thổ cẩm hiện nay đang được sử dụng phổ biến:
Vải thổ cẩm: Vải áo dài thổ cẩm, vải bố thổ cẩm, vải canvas thổ cẩm, vải họa tiết thổ cẩm, vải hoa văn thổ cẩm, vải lanh thổ cẩm, vải lụa thổ cẩm,…
+ Khăn thổ cẩm: Khăn thổ cẩm dân tộc, Khăn choàng thổ cẩm, khăn choàng thổ cẩm đi biển, khăn choàng boho đi biển, khăn quàng thổ cẩm, khăn quàng cổ thổ cẩm, khăn len thổ cẩm, ..
+ Túi thổ cẩm đẹp - ví thổ cẩm: Túi thêu thổ cẩm, túi thổ cẩm nam nữ, túi thổ cẩm dân tộc, túi thổ cẩm đeo chéo, túi thổ cẩm đựng điện thoại, túi thổ cẩm nhỏ, túi thổ cẩm tote, túi vải thổ cẩm, túi xách thổ cẩm, túi xách thổ cẩm nữ, ví cầm tay thổ cẩm, túi bao tử thổ cẩm, túi đeo chéo thổ cẩm nam, túi đeo chéo thổ cẩm nữ, túi rút thổ cẩm, túi thổ cẩm nhỏ, túi thổ cẩm con cú,..
+ Decor và trang trí: Vỏ gối thổ cẩm, gối thổ cẩm, thảm thổ cẩm treo tường, khăn thổ cẩm trang trí,…
Túi thổ cẩm cao cấp thương hiệu quốc tế và thời trang thổ cẩm trong nước
Các mẫu túi Dior thổ cẩm chính hãng
Túi Dior thổ cẩm mini, Dior thổ cẩm size 22, Dior thổ cẩm size 36, Dior thổ cẩm size 40
Túi Dior Yên Ngựa thổ cẩm
Túi Dior CD thổ cẩm
Túi Dior Lady thổ cẩm
Túi xách Dior thổ cẩm
Túi Furla thổ cẩm
Túi Gucci thổ cẩm
Giá túi Dior thổ cẩm chính hãng, túi Furla thổ cẩm và túi Gucci thổ cẩm tùy vào mẫu giá giao động từ hang chục đến hàng trăm triệu.
+ Áo dài Thái Tuấn thổ cẩm
+Thương hiệu thời trang Chula,…
Thổ cẩm Tra By cửa hàng bán thổ cẩm thủ công mỹ nghệ chuyên phụ kiện, đồ trang trí phong cách thổ cẩm, bohemian, vintage. Mọi người có thể tham khảo mua vải thổ cẩm, mua túi thổ cẩm, thời trang thổ cẩm, thổ cẩm đẹp,
Mây Tre Đan Trà là cửa hàng bán đồ thổ cẩm thủ công mỹ nghệ handmade, các sản phẩm thổ cẩm decor.
Sản phẩm đang được ứng dụng thổ cẩm tại Mây Tre Đan Trà: Thảm thổ cẩm treo tường, tranh thổ cẩm mây tre treo tường, gối thổ cẩm, vải thổ cẩm,…
Với thông điệp truyền nguồn cảm hứng decor kết hợp từ thổ cẩm và mây tre đan tạo nên 1 không gian gần gũi với thiên nhiên, lành mạnh với môi trường mà không kém phần sang trọng.
Đan Trà tự hào là đơn vị chuyên sản xuất thủ công các sản phẩm cao cấp, không chỉ từ mây tre đan mà còn ứng dụng vải thổ cẩm, mang đến sự độc đáo và tinh tế trong từng thiết kế. Chúng tôi cung cấp đa dạng các sản phẩm, từ nội thất như sofa, bàn, ghế, đôn, tủ, giường mây… đến những vật dụng trang trí như đèn, gương, hộp, giỏ quả mây,... Mỗi sản phẩm tại Đan Trà đều được chế tác tỉ mỉ qua từng công đoạn, đảm bảo chất lượng vượt trội, đồng thời truyền tải giá trị văn hóa sâu sắc và gìn giữ nét đẹp của nghề thủ công truyền thống. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ mang hơi thở thiên nhiên mà còn làm bừng sáng không gian sống của bạn với sự kết hợp hài hòa giữa tính sáng tạo hiện đại và chất liệu truyền thống. Hãy ghé thăm Đan Trà để khám phá thêm những thiết kế tinh xảo từ mây tre và thổ cẩm nhé!