Nghề gốm Việt Nam không chỉ ứng dụng trong nước mà còn nổi tiếng khắp năm châu nhờ đôi bàn tay khéo léo của người nông dân và tinh hoa từ mảnh đất Việt. Mây Tre Đan Trà xin được giới thiệu với các bạn các làng nghề gốm nổi tiếng ở Việt Nam nhé!
Làng gốm Bồ Bát đã có lịch sử hàng nghìn năm, nằm ở huyện Yên Mô thuộc tỉnh Ninh Bình, đây chính là tiền thân của Bát Tràng – làng gốm nổi tiếng Việt Nam.
Các sản phẩm gốm ở đây có sắc trắng độc đáo, nguyên nhân là do chúng được nặn từ đất sét Bồ Di - một loại đất non sương rất quý hiếm. Khi dùng loại đất sét này, nghệ nhân làng gốm Bồ Bát chỉ cần nung 50%-70% thời gian so với các loại đất khác. Vừa được nung nhanh hơn mà sản phẩm bị nung còn ít bị nứt, vỡ hơn so với các loại đất khác là ưu điểm đặc biệt của loại đất này.
Hơn thế nữa, đất sét này còn tạo được dòng men trắng rất mịn, khi quét lên sản phẩm gốm rất đẹp và mượt mà. Chính những ưu điểm này mà các sản phẩm làng gốm Bồ Bát thường được dùng để tiến vua, tiêu biểu là gạch đất nung chuyên để xây thành, các sản phẩm gốm như mặt rồng, mặt linh thú, bát đĩa, đồ gia dụng.
Ngày nay, người dân làng gốm sứ Bồ Bát còn làm ra nhiều sản phẩm gia dụng khác như ấm chén, bát điã, lọ hoa, chuông gió, vòng cổ, tranh gốm,.. các sản phẩm luôn mịn màng và có lớp men đẹp, chất lượng ổn định giúp Bồ Bát không hổ danh là làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở Việt Nam.
Làng gốm Bát Tràng được coi là làng nghề gốm sứ nổi tiếng Việt Nam, có quy mô lớn và danh tiếng nhất cả nước.
Làng gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỉ XV, nằm ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Không nhiều người biết làng gốm nổi tiếng Việt Nam này được hình thành khi vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La đã mang theo 5 dòng họ lớn của làng gốm Bồ Bát để giúp vua sản xuất gốm sứ phục vụ triều đình và nhân dân, những nghệ nhân di dân này đã định cư tại đây và lập nên làng gốm Bát Tràng ngày nay.
Điểm đặc biệt của nghề gốm Việt Nam là các làng nghề gốm sứ cần toạ lạc ở gần các nguồn nguyên liệu, vì vậy mà những người sáng lập làng Bát Tràng đã chọn gò đất cao nằm gần cạnh sông để thuận tiện cho việc làm gốm và giao thương qua lại với các vùng khác.
Cũng giống như cách làm gốm ở làng Bồ Bát, làng Bát Tràng cũng tìm và sử dụng đất sét trắng để làm gốm để duy trì chất lượng sản phẩm gốm, nguồn đất sét này được khai thác tại chỗ và các vùng lân cận. Bên cạnh loại đất, các phương pháp thủ công, kỹ thuật làm gốm và dòng men cổ vẫn được làng gốm sứ Bát Tràng duy trì và phát huy, ngoài ra còn phát triển thêm mẫu mã, kiểu dáng, màu men và hoạ tiết đa dạng hơn nữa, giúp làng gốm Bát Tràng luôn đứng đầu danh sách trong các làng gốm nổi tiếng Việt Nam.
Bên cạnh những làng nghề truyền thống nổi tiếng về gốm sứ, làng nghề mây tre đan Đan Trà đã tìm cho mình một hướng đi độc đáo, đưa hồn cốt văn hóa vào từng sản thủ công. Những đôi tay khéo léo của các nghệ nhân lành nghề, với bề dày kinh nghiệm, đã tạo nên những tác phẩm mây tre đan tinh xảo và chất lượng. Nguyên liệu mây tre được tuyển chọn kỹ lưỡng ngay từ khâu đầu vào, đảm bảo mỗi sản phẩm đều đạt đến độ hoàn thiện đồng đều và bền đẹp.
Các sản phẩm mây tre của Đan Trà, từ nội thất như sofa, bàn ghế, bập bênh mây,... cho đến đồ trang trí như đèn tre, đĩa mây treo tường,... luôn đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và được khách hàng trong trên mọi miền đất nước ưa chuộng. Đặc biệt, Đan Trà còn cung cấp dịch vụ thiết kế riêng theo yêu cầu, giúp khách hàng hiện thực hóa phong cách cá nhân một cách độc đáo và tinh tế.
Làng gốm sứ Chu Đậu ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là nơi có truyền thống làm gốm xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam - từ thế kỷ XII nhưng hiện giờ làng gốm sứ Việt Nam này đã bị thất truyền.
Số ít sản phẩm còn sót lại của làng gốm sứ Chu Đậu được tìm thấy trong xác tàu đắm ở biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
Làng gốm sứ Chu Đậu có đỉnh cao là nghệ thuật vẽ tay, khắc hoạ tiết, vẽ đắp nổi, màu sắc vô cùng tinh tế và được quét nhiều dòng men quý như men ngọc, men nâu, men trắng, men trắng trong.
Chất lượng sản phẩm của làng gốm Việt Nam đặc biệt là làng gốm Chu Đậu từ xưa đã được nước ngoài công nhận, đã xuất đi nước ngoài, hiện giờ vẫn còn trong bảo tàng của một số nước châu Âu.
Làng gốm sứ Phước Tích là một trong các làng nghề có truyền thống làm gốm lâu đời nhất tại Việt Nam. Làng gốm Phước Tích được hình thành từ năm 1470, nằm giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bên cạnh dòng sông Ô Lâu màu mỡ. Làng gốm sứ Việt Nam này từng chuyên sản xuất các sản phẩm gốm chất lượng để dâng tiến cho triều đình dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Không giống các làng gốm gốm ở Việt Nam khác, làng Phước tích sử dụng nguyên liệu chủ yếu là đất sét màu xám đen, sản phẩm sau khi nung vẫn có màu xám đen.
Tuy vậy, cũng như các làng nghề gốm sứ Việt Nam, sản phẩm chủ yếu của làng gốm xứ Huế này là các loại gốm gia dụng như lu, chậu, nồi đất, siêu thuốc,…
Tuy sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng là vậy nhưng ngày nay làng gốm Phước Tích đã phần nhiều suy tàn, các cơ quan chức năng đang thực hiện nhiều kế hoạch nhằm khôi phục nghề truyền thống làm gốm lâu đời nhưng chưa có nhiều kết quả cao cho đến thời điểm hiện tại.
Làng gốm sứ Bàu Trúc là làng gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận, là ngôi làng có truyền thống làm gốm cổ nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cổ nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Người dân ở đây tạo tác hoàn toàn thủ công bằng tay, tô điểm hoa văn là những hình sông nước đơn giản hay hình chấm vỏ sò, hoa văn thực vật, hoa văn móng tay ở trên vai cổ gốm.
Làng gốm sứ Việt Nam này đặc biệt làm ra sản phẩm có màu xương đất và không đều màu do nung lửa thô sơ bị cháy vài chỗ, người dân không nung trong lò mà nung ngoài trời, họ đốt củi và phủ rơm lên các sản phẩm gốm cần nung. Đặc biệt hơn nữa, sản phẩm gốm ở đây không được phủ men và thường không có sản phẩm nào giống nhau.
Làng gốm sứ Bàu Trúc thực sự là làng gốm thô sơ, đặc biệt bậc nhất trong số các làng nghề gốm nổi tiếng ở Việt Nam.
Như các bạn thấy đó, nghề gốm Việt Nam rất phong phú và đa dạng, từ nguyên liệu, cách thức làm gốm cho tới địa điểm và nguồn gốc hình thành. Truyền thống làm gốm đã và đang được các làng nghề gốm sứ Việt Nam giữ gìn và phát triển tối đa trong thời đại mới như hiện nay, giúp nước ta vừa có thể hoà nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc, vừa có thể tạo ra sản phẩm chất lượng chỉ bằng việc sử dụng tinh hoa từ đất.
Trên đây là một số làng gốm tinh xảo, nổi tiếng nhất Việt Nam mà Mây tre Đan Trà muốn giới thiệu với các bạn. Hy vọng các bạn có cái nhìn rõ hơn về các làng nghề gốm cũng như một số làng gốm tiêu biểu trên đất nước Việt Nam tài hoa và đầy bản sắc này nhé.
Xưởng mây tre Đan Trà tại tỉnh Lâm Đồng là xưởng chuyên sản xuất thủ công bàn ghế mây tre đan chất lượng cao cấp. Nhiều mặt hàng đa dạng về mẫu mã cũng như kiểu dáng, kích thước cho bạn chọn lựa. Nhiều bộ sofa mây xịn xò decor phòng khách, văn phòng, tiền sảnh cao cấp,... nhiều bộ ghế mây cafe dáng đẹp giá hợp lý được nhiều khách hàng tin tưởng và mua dùng.
Rất nhiều sản phẩm nội thất mây tre đan tại xưởng Mây tre Đan Trà đã có mặt tại nhiều nơi trên toàn quốc, từ Nam ra Bắc, từ hộ gia đình cho tới homestay, spa, quán cafe, khu nghỉ dưỡng,... Chúng tôi cam kết giao hàng thủ công từ mây tự nhiên chất lượng loại 1, bảo hành 1 năm miễn phí và hỗ trợ giao hàng tận nhà.
Hãy ghé Mây tre Đan Trà để thường xuyên cập nhật những mẫu nội thất mới bạn nhé!!!!