Nhà sàn có nguồn gốc lâu đời.
Trong tiếng Anh, nhà sàn được gọi là “stilt house” hoặc “elevated house”.
Nhà sàn là một trong những kiểu nhà truyền thống đồng hành với nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Tày, Nùng, Thái, H'Mông. Đây không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi sinh hoạt, làm việc, và tổ chức các hoạt động cộng đồng. Những ngôi nhà này thể hiện lối sống và phong tục tập quán độc đáo của từng dân tộc.
Nhà sàn truyền thống thường sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nữa. Đặc trưng của nhà sàn là được dựng trên các cột cao (1-2 mét), giúp tránh ẩm ướt và lũ lụt. Mái nhà sàn dốc, giúp thoát nước mưa dễ dàng, đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ.
Nhà sàn truyền thống thường được xây dựng từ gỗ, tre, nứa, và một số vật liệu tự nhiên khác. Để dựng nhà sàn, gỗ và các vật liệu khác được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo độ bền và khả năng chống mối mọt. Và đặc điểm chung nữa trong cách xây dựng nhà sàn chính là nhà được xây dựng trên các cột cao (thường từ 1-2 mét). Cách xây dựng nhà sàn truyền thống giúp nhà sàn có những ưu điểm như:
ránh ẩm ướt, nước lũ, và thú dữ.
Vật liệu như gỗ, tre có khả năng điều hòa nhiệt độ tự nhiên.
Dễ dàng bảo trì, đồng thời thân thiện với môi trường.
Diện tích hạn chế, không phù hợp với gia đình hiện đại.
Khả năng cách âm kém.
Khi dựng và dùng nhà sàn truyền thống ở địa điểm phù hợp, các hạn chế này trở thành ưu điểm. Vì vậy, nhiều thiết kế homestay, resort, quán cafe hay nhà ở trong các khuôn viên lớn, có không gian bao quanh giúp cách âm tiếng ồn chọn nhà sàn kết hợp giữa truyền thống và hiện đại như một điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo.
Ưu điểm trong việc dùng gỗ, tre, nứa đề dựng nhà sàn tre chính là giúp điều hòa không khí và giảm nhiệt độ vào mùa hè.
So với đất hay đá và các vật liệu khác, nhà tre trong xu hướng xây dựng và thiết kế hiện đại: tre và nứa là các vật liệu tái sinh nhanh, giúp bảo vệ môi trường. Tre và nứa còn dễ dàng uốn cong và tạo hình, cho phép thiết kế sáng tạo. Nếu được xử lý tốt trước khi sử dụng và bảo dưỡng trong thời gian sử dụng, nhà tre có độ bền cao, phù hợp cho các cấu trúc tạm thời hoặc nhà ở vùng khí hậu ôn hòa nhưng tuổi thọ nhà tre, nhìn chung kém hơn nhà dựng bằng gỗ.
Gỗ cũng có những ưu điểm như chịu lực tốt, hấp thụ âm thanh tốt nên giảm được nhiều tiếng ồn hơn nhà tre. Gỗ còn có khả năng chống mục nát tốt hơn tre nếu được xử lý đúng cách trước khi sử dụng xây nhà. Nhà xây bằng vật liệu gỗ, nhìn chung, thường có độ bền, tuổi thọ cao hơn nhà dựng bằng tre, nứa.
Khi xây dựng nhà sàn, cần lưu ý chọn lựa vật liệu và thiết kế hợp lý:
Chọn nguyên liệu chất lượng: Lựa chọn tre già, chắc khỏe, không bị sâu bệnh.
Xử lý chống mối mọt: Tre nứa cần được xử lý trước khi sử dụng.
Thiết kế cấu trúc hợp lý: Sử dụng các thiết kế tối ưu để phân bổ tải trọng đều.
Tăng cường lớp bảo vệ: Sử dụng sơn hoặc dầu tự nhiên để bảo vệ bề mặt.
Thi công đúng kỹ thuật: Đảm bảo quy trình xây dựng tuân thủ các quy tắc kỹ thuật.
Các kỹ thuật trên là yêu cầu cơ bản và cần thiết để chọn được vật liệu tre nứa tốt, phù hợp giúp tăng độ bền của nhà sàn, giúp công trình tồn tại lâu dài hơn.
Tây Bắc là vùng đất nổi tiếng với nhà sàn cùng các chất liệu: Gỗ pơ mu kết hợp mái lá cọ và các đặc trưng như khung nhà cao, rộng, có ban công thoáng mát. Ở đây, nhà sàn có chức năng phục vụ sinh hoạt hoặc làm không gian tổ chức sự kiện.
Mô hình nhà sàn cơ bản của người dân Tây Bắc với thiết kế cầu thang lên xuống, mái ngói lợp nghiêng, tầng dưới dùng để các vật dụng và giặt giũ, nuôi gia súc, v.v. Tầng trên chia thành nhiều phòng cho người ở và cho những hoạt động khác trong gia đình
Người Chăm ở Phú Yên có kĩ thuật dựng nhà sàn làm bằng cây gỗ, mái lợp tranh, vách nhà dùng cây lồ ô, tre đập thành mảnh hoặc chẻ từng thanh đan từng tấm phên ghép lại. Hoặc họ dùng cây săn nhỏ bằng ngón tay để bện làm vách. Những cây cột chính (cột cái) họ làm bằng cây ké, cà te có lõi, các cây đà đẽo từ cây chò, cây quỷnh. Dây buộc cột, kèo, rui, mè là những sợi mây mật dẻo bền.
Nhà có thể bền từ 20-30 năm nếu được bảo dưỡng đúng cách.
Việc hun khói thường xuyên có tác dụng giúp gỗ, tre khô hơn và thẩm thấu khói, tạo một lớp bảo vệ tự nhiên chống mối mọt và côn trùng, hạn chế những tác động từ bên ngoài như mưa bão, thời tiết ẩm ảnh hướng đến độ bền của tre, gỗ.
Thường rất dài vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ. Trong nhà, mỗi ô cửa sổ sẽ tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất.
Nhà sàn truyền thống của người Ê Đê thường xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu mưa nắng cùng năm tháng. Các đà ngang, đòn dông luôn luôn bám nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới trên chục mét; chúng ta đếm có thể biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài.
Đặc trưng của nhà sàn Ê Đê là: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Nhà thường dài và người Ê Đê dùng các bếp lửa trên sàn; các bộ bàn, ghế được đẽo từ những cây cổ thụ nguyên vẹn.
Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng và là nét văn hóa bản địa, có thể dùng để ở và dùng làm nhà cộng đồng, được hiểu như đình làng của người Kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Ngoài ra, nhà còn là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay khách chung của buôn làng.
Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na... ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nhà được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô, được dựng trên một khoảng đất rộng, ngay khu vực trung tâm của buôn, và được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.
Người Tây Nguyên dùng cách hun khói thường xuyên để chống nhà sàn bị mối mọt. Khói bếp từ việc nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày được tận dụng hun khói các cột, xà và mái, giúp bảo vệ vật liệu gỗ, tre khỏi mối mọt, côn trùng và mục nát. Đây cũng có thể được xem như một tri thức bản địa được áp dụng rộng rãi tạo thành một nét văn hóa đặc trưng trong văn hóa nhà sàn truyền thống.
Nhà sàn kiểu bungalow kết hợp sự thoải mái và không gian nghỉ dưỡng, mang đến trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. Thiết kế này rất được ưa chuộng trong các dự án homestay.
Trong sự kết hợp này, tính tiện nghi dành cho người ở được đảm bảo hơn so với kiểu nhà sàn truyền thống, nhưng lại giữ được nét đẹp của kiến trúc nhà sàn - truyền thống.
Thiết kế kết hợp giữa kiểu xây dựng của nhà sàn truyền thống và một thiết kế nhà theo phong cách châu Âu – Bungalow. Bungalow là kiểu nhà thường chỉ có khoảng một tầng, diện tích nhỏ và có hiên rộng. Kiểu nhà này có xuất xứ từ vùng Bengal ở khu vực Nam Á. Ở Úc, bungalow California được liên kết với Hoa Kỳ đã được phổ biến sau Thế Chiến thứ Nhất. Thiết kế này rất đẹp và phù hợp nên được dùng trong một số dự án resort, homestay hiện đại để phục vụ trải nghiệm du lịch - ở trong một không gian thư giãn và độc-lạ của khách hàng.
Giá thi công nhà sàn tại Mây Tre Đan Trà phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, mẫu thiết kế và nguyên liệu sử dụng. Đan Trà cam kết mang lại sản phẩm đẹp và trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng từ tư vấn, thiết kế đến thi công công trình tại không gian thực tế, giúp chọn lựa được các sản phẩm phù hợp nhất và tối ưu chi phí đầu tư.
Nhà sàn được thiết kế theo kiểu nhà sàn đồng bào các dân tộc ở chiến khu xưa, mang phong cách mộc mạc, gần gũi thiên nhiên.
Đây là căn nhà sàn được nhiều người biết nhất Việt Nam, không chỉ vì một không gian hay thiết kế đẹp mà còn là câu chuyện của căn nhà và Người chủ nhân của căn nhà sàn đó. Mọi người còn biết đến nhà với cái tên: nhà sàn phủ Chủ Tịch.
Về thiết kế, nhà có hai tầng, nội thất đậm chất Á Đông, có rèm tre để tránh mưa che nắng, hướng nhà hoà hợp với thiên nhiên, chiều dài 10,5m, rộng 6,2m, tầng dưới cao 2,2m, tầng trên 2,5m, xung quanh có mành che. Ngôi nhà sàn bằng gỗ 2 tầng, diện tích mỗi tầng gần 40m² thiết kế theo kiểu nhà sàn đồng bào các dân tộc ở chiến khu xưa.
Ngôi nhà sàn bằng gỗ lim nguyên khối rộng gần 500m² với 64 cột chắc chắn, mang đến sự sang trọng và bền bỉ.
Trong khuôn viên 2.000m2, nhà được dựng và hoàn thành vào năm 2014. Công trình vững chãi với hệ thống cột trụ lên đến 64 cột, trong đó có 16 cột cái (đường kính từ 60 đến 80cm, cao 11,9m) và 48 cột bao quanh (đường kính từ 35 đến 40cm, cao 8m)
Đế cột được đúc bằng đồng nguyên chất với khối lượng 3,5 tấn.
Ngoài ra, tại tầng một của nhà sàn có 14 bộ sập bằng gỗ đinh hương, cẩm lai nguyên khối có tuổi từ 300 đến 500 năm. Quá hoành tráng và quá sáng trọng!
Đồ dùng trong nhà đa số bằng gỗ nguyên khối, sang trọng và được sắp xếp tinh tế, tạo một tổng thể thống nhất về tính đồng bộ và thẩm mỹ.
Nhà sàn không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng văn hóa của các dân tộc Việt Nam, thể hiện giá trị nghệ thuật và truyền thống. Hãy khám phá và tìm hiểu thêm về nhà sàn đẹp ở Việt Nam để cảm nhận vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống này.